Đối với Đồng Nai nói tới đặc sản thì phải nói tới mít tố nữ. Loại trái này thì khắp nơi đều có không nhiều thì ít. Nhưng mít tố nữ thì gần như độc chiếm ở đất Long Thành, Đồng Nai. Đi khắp nơi không có nơi nào trồng được giống mít tố nữ ngon như ở Long Thành.
Mít Tố nữ, trái nhỏ hơn rất nhiều so với mít thường, có trái nặng chỉ vài lạng, to thì một, hai ký là nhiều. Do trái nhỏ, nên nhiều người mới vào miền Nam thoạt nhìn tưởng đó là mít non. Múi và hương vị của mít tố nữ cũng khác rất nhiều so với mít thường: xẻ một đường đọc để bổ đôi trái mít, lật cuống lên sẽ thấy múi tròn, nổi gân, kết như một chùm dâu chín vàng, thơm lựng, thơm ngạt ngào, thơm rất lâu, vỏ và cùi mít có khi ba ngày còn phảng phất ; khách ăn mít tố nữ vừa xong khó mà che dấu được người chung quanh bởi cái mùi rất đặc biệt này.
Mấy chị em đi chợ nói rằng:”Ghiền món gì đi chợ “ăn vụng” đố ai biết, nhưng ăn sầu riêng, tố nữ thì không “giấu” vào đâu được bởi về tới nhà hãy còn nghe mùi thơm bất hủ của nó.
Cây mít tố nữ có thể cho trái 2 lần mỗi năm ở vùng gần đường xích đạo. Cây khoảng 3 đến 5 tuổi thì bắt đầu kết trái. Mùa mít chín kéo dài khoảng 6 tuần.
Thu hoạch khi gai mít nở, lá yếm chuyển sang màu vàng. Thu hoạch từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều, hái nhẹ nhàng, khi hái không quăng ném, giữ không làm gãy gai mít hay làm sứt cuống mít. Sau khi hái, đặt mít nằm ngang, cuống trái quay xuống thấp cho mủ chảy ra, không để mít chồng lên nhau.
Để có những trái mít tố nữ ngon như thế thì người dân nơi đây phải khéo léo cận thận và am hiểu nó nữa.
Cây mít tố nữ Long Thành, Đồng Nai
Tinfood sưu tầm