Hạt Macadamia ( loại 2 ) hạt vỡ làm đôi : Quá trình chăm sóc đòi hỏi người làm phải có kinh nghiệm dày dặn và cẩn thận, tâm huyết vì giống này rất khó trồng, dòi hỏi kỹ thuật cao. Giống mắc ca này thu hoạch từ năm thứ 5-6 trở đi. Mỗi cây mắc ca đều ra nhiều hoa, nếu khí hậu thuận lợi thì có khoảng hoa đương sắc và chỉ có tỉ lệ 0,1-0,2% là đậu bông. Sau qui trình phơi sấy, lớp vỏ dày được tách ra một cách cẩn thận để khỏi chạm vào nhân. Sau đó người ta sẽ dùng máy để phân loại và đóng gói. Để có được hạt quả mắc ca thơm ngon mà khách hàng mua từ Tinfood thì nó phải trải qua quá trình dài để thu hoạch và chế biến như trên. Hạt có vị thơm mềm như bơ và tan mịn trên đầu lưỡi khi cho vào miệng. Mắc ca có vị béo, ngọt, giòn tan, thơm ngon, ngậy và rất bùi. Người ta thường dùng hạt mắc ca ăn sống vì hạt giữ được nguyên chất, ngoài ra có thể dùng làm bánh, kem, thức uống, làm món ăn như xào nấu hoặc luộc. Mắc ca cung cấp nguồn năng lượng dồi dào với hàm lượng calo cao gấp đôi so với các loại hạt khác, người mẹ mang thai ăn loại quả này sẽ giúp cho khẩu phần ăn của mình thêm phong phú và góp phần tích lũy năng lượng cho thai nhi. Mặt khác hàm lượng Omega3 trong mắc ca cao giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Mắc ca còn được xem là một trong những loại hạt giúp các chị em có thể thoải mái ăn vặt trong quá trình ăn kiêng mà không sợ mập. HOÀNG HẬU QUẢ KHÔ: Là loại hạt có giá trị dinh dưỡng cao, lại rất thơm ngon, mắc-ca đang hứa hẹn trở thành một loại cây xóa đói giảm nghèo cho nhiều vùng miền núi ở Việt Nam… Cây mắc-ca có nguồn gốc từ Ô-xtrây-li-a, được phát hiện năm 1857 và được trồng thành công năm 1858. Mắc-ca được coi là cây trồng trẻ nhất trong lịch sử trồng cây lâm nghiệp của loài người và đang được trồng khá phổ biến tại Ô-xtrây-li-a, Mỹ, Bra-xin, Kê-ni-a, Cô-xta Ri-ca, Nam Phi, Trung Quốc, Thái Lan… Khoảng những năm 1993-1994, cây mắc-ca bắt đầu được trồng thử nghiệm ở Hà Tây (cũ) và Đắc Lắc, Sơn La. Tại Hà Tây, năm 2008, cây mắc-ca bắt đầu bói quả. Tại thành phố Sơn La, năm 2004, cây mắc-ca cho quả bói. Năm 2010-2011, năng suất đạt khoảng 5 tấn hạt/ha, có giá trị 370 triệu đồng/ha/năm.
Cây mắc-ca trồng thử nghiệm ở Đắc Lắc cho hiệu quả kinh tế cao. |
Mắc-ca là một loại cây quả khô quý hiếm. Nhân của quả mắc-ca có hàm lượng dầu tới 78%, cao hơn hẳn lạc (44,8%), nhân điều (47%)… Các đặc điểm giòn, bùi, thơm, ngậy, hấp dẫn mọi lứa tuổi. Cách ăn và chế biến rất phong phú từ ăn sống hoặc trộn trong xa-lát, xào, nấu, làm nhân bánh, kem, mứt… cho phép mắc-ca vượt qua mọi ranh giới truyền thống ẩm thực để đến với mọi người trên thế giới. Vì là đồ ăn nên lượng tiêu dùng hằng ngày của mỗi người lớn hơn cà phê, ca cao rất nhiều. Hơn nữa, trong dầu của mắc-ca có hơn 87% là a-xít béo không no, trong đó có nhiều loại mà cơ thể con người không tự tổng hợp được. Khi ăn vào có tác dụng phòng trị xơ cứu động mạch. Hàm lượng prô-tê-in trong nhân có tới 9,2%, gồm 20 loại a-xít a-min trong đó có 8 loại a-xít a-min cần thiết cho cơ thể con người. Ngoài ra, trong mỗi ki-lô-gam nhân hạt Mắc-ca còn chứa can-xi 360mgr, lưu huỳnh 66mgr, sắt dễ tiêu 18mgr, kẽm 14mgr, đồng 3,3mgr, và một số loại vi-ta-min như: Vi-ta-min PP 16mg, vi-ta-min B1 2,2mg, vi-ta-min B2 2,2mg, vitamin E 6,4-18g/kg nhân. Trong nhân mắc-ca cũng chứa nhiều chất khoáng, nhiều loại vi-ta-min rất có lợi cho phụ nữ mang thai và trẻ em, cung cấp nguồn năng lượng dồi dào với hàm lượng ca-lo cao gấp đôi so với các loại hạt khác. Người mẹ mang thai ăn loại quả này sẽ giúp cho khẩu phần ăn của mình thêm phong phú và góp phần tích lũy năng lượng cho thai nhi. Trong nhân mắc-ca còn chứa nhiều đường bột, chất khoáng, nhiều loại vi-ta-min. Nhân mắc-ca sau khi chiên, rang ăn rất ngậy, bùi, có hương vị của bơ, là một loại thực phẩm cao cấp ngon, bổ, giàu chất béo, giàu nhiệt năng… Nhân mắc-ca giòn mà không cứng như hạt điều hay nhân lạc, dùng ăn sống, luộc rang hoặc xào nấu với đồ mặn đều rất ngon, có thể sử dụng làm nguyên liệu chế biến kem cốc, kẹo sô-cô-la, bánh ga-tô và nhiều loại đồ ngọt khác đều làm cho các đồ ăn này tăng hẳn giá trị. Thậm chí, còn có thể dùng nhân mắc-ca để thổi xôi, nấu chè, làm nhân bánh dẻo, bánh nướng và rất nhiều món ăn cổ truyền dân tộc khác của Việt Nam, tạo thêm sức hấp dẫn cho các món văn hóa ẩm thực truyền thống. Theo các chuyên gia Ô-xtrây-li-a, cây mắc-ca tại Tây Nguyên có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt hơn hẳn ở Ô-xtrây-li-a do phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng. Vì thế, kết quả thử nghiệm cho thấy, kích thước hạt mắc-ca trồng tại Việt Nam lớn hơn so với ở Ô-xtrây-li-a khoảng 15%. Hơn nữa, theo TS Lê Ngọc Báu, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, mô hình trồng thử nghiệm cây mắc-ca trong vườn cà phê khá hiệu quả bởi tán nhỏ, lá thưa không ảnh hưởng đến cà phê. Nếu trồng cây muồng tạo bóng cho cà phê thì không có thu nhập, còn trồng bơ sẽ ảnh hưởng bởi lá to, tán rộng. Qua đánh giá trồng xen cây mắc-ca trong vườn cà phê để tạo bóng mát là rất tốt, vừa có thêm thu nhập. Bài và ảnh: HỒ HƯNG