Năm nay, Kinh Đô tiếp tục giới thiệu dòng sản phẩm Bánh Trung Thu Xanh với các loại bánh Trà Xanh Hawai, Đậu Xanh Hạnh Nhân, Mè Đen Hạt Dưa và Hạt Dẻ Hạt Dưa, được chế biến từ 100% thành phần thực vật tự nhiên, tốt cho sức khỏe và thân thiện với môi trường nhằm mang đến cho người tiêu dùng sự lựa chọn thuần khiết, thanh đạm trong mùa Trăng tình nhân.
Mè đen và công dụng hữu ích đối với sức khỏe Nhân bánh được chăm chút bằng những nguyên liệu cao cấp, giàu giá trị dinh dưỡng như hạnh nhân, bí đỏ, quả hồ đào, hạt Macadamia- giàu Vitamin, chất khoáng, chất xơ và chứa tất cả các axit amin rất tốt cho sức khỏe. Dòng sản phẩm Trung Thu Xanh Kinh Đô sẽ mang đến hương vị Trung thu trọn vẹn và tốt cho sức khỏe cho người ăn chay, ăn kiêng hay những thực khách ưa thích vị bánh thanh đạm. Sản phẩm được bán tại hệ thống Kinh Đô Bakery, siêu thị, các đại lý, điểm bán Trung thu Kinh Đô trên toàn quốc và đặt biệt là Tinfood có dịch vụ giao hàng miễn phí trên phạm vi toàn quốc xin mời các bạn mua nhanh kẻo hết .
Tác dụng của mè đen
Nó có tác dụng bổ ích can thận, dưỡng huyết, khu phong, nhuận tràng, bổ ngũ tạng, tăng khí lực, làm sáng mắt, phát triển bắp thịt, bổ ích tinh tủy. Mặc dù phân tích hoá học không thấy khác biệt nhiều giữa thành phần cuả vừng trắng và vừng đen nhưng kinh nghiệm sử dụng chỉ dùng vừng đen với ý nghĩ màu đen đi vào thận nên vừng đen bổ thận. Y học dân gian cho rằng nước sắc lá và rễ vừng đen bôi lên đầu làm tóc mọc tốt và đen hơn. Hoa vừng đen vò nát đắp lên mắt làm dịu sưng đỏ. Hạt vừng được dùng làm nhiều “Món ăn-bài thuốc”: Kiêng kỵ: Âm suy, cơ thể khô ráo.
Thành phần hóa học
Trong 100g mè đen sinh 560 calcori, có thành phần như sau: 7.2g nước, 19g protein, 50g lipid, 18g glucid, 780ng photpho, 620mg kali, 1,257mg calci, 347mg manhê, 1.1mg đồng, 11.5mg sắt, 3.1mg mangan, 5mg nicotinamid. Ngoài ra, còn có lecithin, phytin, cholin. Đông y dùng Vừng đen làm thuốc. *100g Vừng trắng sinh 587 calori, có thành phần như sau: 7,2g nước, 25g protein, 55g lipid 6,9g glucid, 702mg photpho, 423mg kali, 71mg calci, 220mg manhê, 1mg đồng, 4,3mg sắt, 2,2mg mangan, 6mg nicotinamid. Dầu vừng làm từ vừng trắng; nó có 40% acid béo nhiều nối đôi, 40% acid béo một nối đôi, 18% acid béo bão hoà. Tỷ lệ 4.4.1 đạt tiêu chuẩn vì yêu cầu lý thuyết là mỗi thứ 1/3, nhưng trong thức ăn hàng ngày thường có acid béo bão hoà; dầu vừng ít acid béo bão hoà, phối hợp chung thành mỗi thứ 1/3. Như vậy ăn dầu vừng tốt hơn dầu dừa, dầu cọ. Dầu vừng để lâu không bị ôi – Trước khi chiên rán thức ăn cần để ráo nước vì những hạt nước làm cho dầu bắn tung toé dễ bị phỏng. Để tránh tai nạn, hãy cho vào hạt muối vào chảo dầu, đợi khi muối tan hãy cho thức ăn vào, dầu sẽ không bắn lên nữa. Đây là bí quyết của các bà nội trợ, chưa được lý giải thoả đáng. Tính vị: Nó có vị ngọt, tính bình, không độc. Y học hiện đại cũng như y học cổ truyền đã chứng minh tác dụng tốt của mè đen, giúp bổ gan thận, bồi bổ tinh dịch, dưỡng huyết ích khí, làm đen tóc, mịn da, mạnh gân cốt, bổ hư, dưỡng ngũ tạng, thính tai, sáng mắt, rất tốt cho người thiếu máu, tóc bạc sớm, đặc biệt là rất bổ cho người già, sản phụ thiếu sữa.
Đông Tây đều khen
Mè đen được xem là thực phẩm bổ dưỡng cổ truyền. Sách Danh y biệt lục xếp mè là loại thực phẩm thượng hạng. Lý Thời Trân trong Bản thảo cương mục có dẫn lời cổ nhân: “Thời cổ coi mè là tiên dược, ngày nay ít dùng, đâu biết rằng dùng lâu dài rất có ích? Lưu Nguyễn nhập thiên thai, gặp tiên nữ, thấy họ ăn cơm với mè đen, có khi ăn mè thay cho cơm, vậy mè chính là thức ăn của thần tiên vậy”. Trong Thần tiên truyện có truyền thuyết Lỗ Nhĩ Sinh hơn 80 tuổi, chỉ ăn bánh mè mà vẫn trẻ khoẻ, ngày đi hơn 300 dặm mà người nhanh như hươu nai. Theo Y học hiện đại, mè đen chứa nhiều axít béo chưa no (45 – 55%) như sesamin, sesamon, sesamolin, sesamol, axít oleic, axít linoleic, axít palmitic, axít arachic, lecitin, glycerol, vitamin E, PP, axít folic, axít amin và nhiều chất khoáng như đồng, canxi, nhiều sắt, phospho… nên có nhiều tác dụng: dầu mè bôi lên niêm mạc có tác dụng giảm kích thích, chống viêm. Giảm lượng cholesterol trong máu, phòng trị xơ cứng động mạch, phòng ngừa cao huyết áp ở người lớn tuổi. Dầu mè đen giúp nhuận tràng, thông đại tiện, chữa táo bón nhất là ở người già. Phòng chống suy dinh dưỡng do thành phần có nhiều chất dinh dưỡng nên thích hợp cho người già yếu suy nhược, trẻ em suy dinh dưỡng (phối hợp các loại đậu). Bổ khí huyết, làm mịn da, đen tóc giúp trẻ lâu nhờ chứa nhiều sắt và vitamin E, PP.
Đơn thuốc kinh nghiệm
1. Cháo vừng đen ghi trong Thọ thân dưỡng lão tân thư Cháo này thơm ngon, ngọt bùi. Nó là món ăn bổ dưỡng với đủ ba nhóm thực phẩm chính là protein, lipid, glucid. Cháo này ghi trong sách Thọ thân dưỡng lão tân thư với lý do: – Người già yếu răng, nuốt hay bị sặc, ăn cháo thật hợp lý. – Vừng đen quân bình các chất bổ dưỡng. – Người già âm suy, tân dịch suy giảm. Vừng đen bổ âm, sinh tân dịch. – Người già thường bị táo bón, vừng làm phân trơn nhuận do bổ âm và có chất dầu, nghĩa là trị táo bón cả gốc lẫn ngọn.