"

Quathucpham

Gà Hồ

Nguồn gốc của gà Hồ từ làng Lạc Thổ, Thị trấn Hồ, xã Song Hồ, huỵện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Sự hình thành và phát triển gà Hồ gắn liền với tập quán cổ truyền, với nền văn hiến vùng quê Kinh Bắc cổ kính.

/images/product_images/GaHo_DuiGaHap.jpg

Nơi sản xuất ra tranh Ðông Hồ, đã đi vào lịch sử và được lưu truyền cho đến ngày nay. Gà Hồ cũng được nuôi phổ biến ở một số huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh cũ và một số vùng khác ở miền Bắc (Theo Lê Hồng Mận, Hoàng Hoa Cương- 1994 ).

Gà Hồ có tầm vóc khá to so với các giống gà địa phương khác. Đặc điểm của con trống theo thành ngữ chọn giống của dân địa phương là : Đầu công, mình ốc, cánh võ trai, đuôi nơm (chính cái nơm úp cá, để đạp mái dễ) da bụng, cổ màu đỏ, mào xuýt (mào kép), diều cân ở giữa; quản ngắn, đùi dài (cho thịt đùi nhiều) chân tròn, ngón tách nhau, da vàng, thịt ngon, lông mã lĩnh hay mận chín. Lông gà mái màu lá chuối hay màu võ nhãn, màu đất thó. Gà trống da vàng, màu lông mận chín hay mận đen, ngực nở, chân cao vừa phải, mào xuýt, thân hình chắc chắn.

/images/product_images/gaho_1.gif

Gà Hồ có thân hình vạm vỡ và là giống gà địa phương có từ lâu đời nên cũng có những ưu điểm của gà địa phương. Thịt, trứng thơm ngon, sức chống chịu với ngoại cảnh tốt, nhưng sản lượng trứng thấp. Do đó, gà Hồ được xếp vào nhóm “ gà hướng thịt “ của Việt nam.

Những người dân làng Lạc Thổ – Thị trấn Hồ – huyện Thuận Thành- tỉnh Bắc Ninh không nhớ nổi giống gà Hồ có từ bao đời. Họ chỉ biết chúng là sản vật quý giá của mỗi dịp lễ, tết.

Theo những người nuôi gà Hồ còn lại tại Lạc Thổ, chuyện xưa truyền lại, giống gà này có con nặng tới 5 quan 2 (mỗi quan có 12 xu và tương đương với 1,2kg). Mỗi dịp tết đến xuân về, các hàng giáp (xóm) lại tổ chức thi gà nấu chín tại đình làng. Những chú gà này được để trang trọng trên mâm lễ phủ vải đó kín mít, cố định ở những tư thế khác nhau: gà quì, gà nhổm, gà đứng hay gà bay… “Trước khi mở lễ chấm thi, hàng xóm chỉ biết nhà này nhà kia nuôi gà vì nghe thấy tiếng gáy lanh lảnh, mà chẳng ai được nhìn thấy con gà đó thực sự ra sao. Khi đồng loạt mở “niêm phong”, bà con hàng xóm mới được chiêm ngưỡng và bình chọn “hoa hậu gà”. Ấy là một cách để các giáp cạnh tranh lành mạnh” – ông Chung kể. Những người nuôi gà Hồ hôm nay lại tổ chức thi “hoa hậu gà” còn sống với hàm ý duy trì và phát triển chăn nuôi giống gà này.

Nguồn: Tinfood  sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *