"

Quathucpham

Thương hiệu quốc tế: Hồ tiêu Phú Quốc

Hồ tiêu Phú Quốc có vị thơm và cay nồng và đặc biệt là đậm vị hơn nhiều loại hồ tiêu đến từ những vùng miền khác, trong đó phải kể đến tiêu đỏ. Tiêu được người dân Phú Quốc thu hoạch từng đợt chín và chủ yếu là bằng thủ công, chọn lựa những quả chín riêng phân ra thành 3 loại: tiêu đỏ, tiêu sọ và tiêu đen.

.jpg" width="384" height="361" border="0" />
Tiêu đỏ
Tiêu sọ


Tiêu đen

Tiêu Phú Quốc nổi tiếng vì vỏ mẩy, hạt chắc, cay và thơm nồng và đặc biệt là đậm vị hơn nhiều loại hồ tiêu đến từ những vùng miền khác, trong đó phải kể đến tiêu đỏ (tiêu chín). Cây hồ tiêu được trông khắp vùng miền Phú Quốc bạt ngàn nối liền từng dãy, chạy dài xa tít. Cây tiêu được trồng trên vùng đất đỏ màu mỡ dưới chân núi hay trên triền suối. Trồng tiêu tốn nhiều thời gian và công sức trải qua bao nhiêu năm mới được thu hoạch. Những trái chín được chọn riêng phơi khô gọi là tiêu chin, những quả còn xanh sau khi phơi khô được gọi là tiêu cội (tiêu đen). Do nhu cầu của thị trường, người dân đã dùng tiêu đen tẩy bỏ vỏ chỉ còn lại phần lõi hạt gọi là tiêu sọ. trong các loại tiêu thì tiêu sọ là ngon nhất và đắt tiền nhất. Phần còn lại trong chùm đem đạp cho rời ra, phân thành các loại tiêu cội, tiêu ngang, tiêu bóng, tiêu lép.

Một đặc tính canh tác nữa là hàng năm người trồng tiêu thường lấy những vùng đất mới xung quanh vườn bón xung quanh gốc cây (còn gọi là “đất xây thầu”). Cây nọc (choái) chủ yếu là lấy từ lõi của các loại cây quí như ổi rừng, kiềng kiềng, trai, chay, săn đá,… Phân bón chủ yếu là phân bò, phân cá, xác mắm (phần xác cá cơm bị loại bỏ sau khi hoàn tất quy trình sản xuất nước mắm). Hom giống chủ yếu trồng từ hom thân nên giá thành rất cao. Trung bình để trồng xong một ha từ 300 – 400 triệu/ha nên ít có nông dân đủ tiền trồng một lần đủ diện tích lớn mà phải trồng từ từ nhiều năm, nên một vườn tiêu ở Phú Quốc thường là có nhiều tuổi khác nhau.

Vườn hồ tiêu Phú Quốc

Năm 2011, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã trao giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể hồ tiêu Phú Quốc. Điều này không những khẳng định giá trị truyền thống, chất lượng hồ tiêu của “đảo ngọc”, mà còn là điều kiện thuận lợi để đưa thương hiệu đặc sản hồ tiêu Phú Quốc ra thị trường thế giới. Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2020, huyện Phú Quốc (Kiên Giang) xác định cây tiêu là một trong nhiều thế mạnh kinh tế chủ lực, giúp cư dân trên đảo làm giàu chính đáng, tạo ra sản phẩm nông sản đặc trưng phục vụ khách du lịch. Với điều kiện thuận lợi về khí hậu, thổ nhưỡng và là loài cây trồng truyền thống nổi tiếng hơn một thế kỷ qua, Phú Quốc tập trung đầu tư phát triển cây tiêu hướng đến đạt chuẩn GlobalGAP…

Người dân Phú Quốc bảo tồn nghề trồng tiêu không những vì mục đích kinh tế mà còn có giá trị lớn về văn hóa, du lịch.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *