Chè dây còn gọi là thau rả (tiếng Nùng), khau rả (tiếng Tày), hồng huyết long, điền bổ trà, ngưu khiên tỵ…, có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis (Hook.et arn.) Planch, thuộc họ nho (Vintaceae). Đây là một loại cây leo, mọc hoang ở trong rừng Dân gian thường hái toàn thân cả lá vào lúc cây chưa có hoa quả, đem rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sao qua rồi hãm với nước sôi như pha trà uống thay nước hàng ngày. Chè dây cành hình trụ mảnh, tua cuốn đối diện với lá, chia 2-3 nhánh; lá 2 lần kép, mang 7-12 lá chét mỏng giòn, mép có răng thấp; gân bên 4-5 đôi; lá kèm gần tròn, dạng vảy. Cây chè dây thường ra hoa vào tháng 6 và tháng 10 có quả. Nước chè dây có mùi thơm, vị ngọt, uống khá dễ chịu.
Cây chè dây
Theo y học cổ truyền, chè dây vị ngọt tính mát, có công dụng thanh thử nhiệt, tiêu việm, giải độc, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như vị thống, mụn nhọt, nhũ ung, tê thấp… Nghiên cứu hiện đại của các nhà khoa học Trung Quốc trên lâm sàng cho thấy, chè dây có khả năng trị liệu các bệnh như cốt tuỷ viêm, viêm hạch cấp tính, viêm tuyến vú cấp tính, nhiễm khuẩn ngoại khoa, viêm họng và Amiđan cấp tính, viêm mủ tai giữa, viêm khí phế quản cấp tính, viêm thận cấp tính, thấp khớp giai đoạn tiến triển, viêm cơ, viêm răng lợi, mụn nhọt, đinh độc, eczema, nhiễm trùng vết thương.
Chè dây sấy khô
Thuốc chưa loét bao tử từ chè dây của Traphaco