Vỏ bào ngư có nhiều calci carbonat. Thịt bào ngư có nhiều chất dinh dưỡng với tỷ lệ protid, lipid và các vitamin cao. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy trong thành phần bào ngư có haliotin I và haliotin II có tác dụng ức chế tăng trưởng tế bào ung thư.Theo Đông y, bào ngư vị mặn, tính bình vào kinh can. Thịt bào ngư: Cam hàm bình vào can thận. Bào ngư có tác dụng bình can, tiềm dương, ngoài ra còn có tác dụng sáng mắt. Thịt bào ngư: tư âm thanh nhiệt, bổ tinh minh mục điều kinh. Dùng cho các trường hợp viêm nhiễm sốt nóng dài ngày, viêm khí phế quản cấp mạn tính, lao phổi, ho gà (âm hư, nội nhiệt, phế hư…), kinh nguyệt không đều, huyết trắng, táo bón, viêm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu.Một số bài thuốc có vị bào ngư+ Bổ tim an thần: dùng cho chứng bệnh do phần dương trong gan bốc lên sinh ra chóng mặt, hoa mắt… Thạch quyết minh 16g, sinh địa 16g, mẫu lệ 16g, bạch thược 12g, nữ trinh tử 12g, ngưu tất 12g, cúc hoa 8g. Sắc uống.+ Tan màng mộng, sáng mắt: dùng cho bệnh mắt mờ cộm và các bệnh về mắt do nóng trong gan (can nhiệt): thạch quyết minh 16g, xà thoái 3g, cam thảo 3g, câu kỷ tử 12g, mộc tặc 12g, tang diệp 12g, cúc hoa trắng 8g, thương truật 8g, kinh giới 8g, toàn phúc hoa 8g, cốc tinh thảo 12g. Sắc uống hoặc nghiền thành bột, uống sau khi ăn, uống với nước đun sôi còn ấm. Chữa mắt kéo màng mộng, mắt đỏ, nhìn không rõ.+ Bào ngư hầm hạt sen thịt nạc: bào ngư khô 20g, hạt sen 20g, thịt lợn nạc 100g. Bào ngư khô ngâm rửa thái lát, hạt sen bỏ vỏ, bỏ tâm, thịt lợn thái lát, thêm nước gia vị nấu hầm nhừ, ăn nóng thường ngày. Dùng cho các trường hợp ung thư phổi, lao phổi, sốt nóng dài ngày.+ Canh bào ngư: bào ngư 2 con, hành 2 củ. Bào ngư làm sạch, thêm hành và gia vị, nấu nhừ. Ăn một đợt 7 – 10 ngày. Dùng cho phụ nữ bế kinh, sau đẻ ít sữa. + Súp bào ngư củ cải cà rốt: bào ngư khô 20g (tươi 60g), củ cải 100g, cà rốt 100g, thêm tôm nõn hoặc thịt nạc liều lượng tuỳ ý, nấu thành dạng súp. Ăn trong ngày hoặc cách 2 – 3 ngày 1 lần. Dùng cho các trường hợp sốt nóng, ho khan, suy nhược cơ thể, bệnh tiểu đường. Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn, không thuộc chứng bệnh thực nhiệt cấm dùng.
Sò điệp là một hải sản có mùi thơm đặc trưng và dai, Cồi là phần ngon nhất của sò điệp – có vị ngọt, tính mát, không độc, thịt ngọt thường được dùng làm món khai vị. Sò điệp có tên khoa học là Chlamys Nobilis, họ pectinidae. Sò điệp gồm hai mảnh vỏ úp lại có dạng hình rẻ quạt. Khi lấy dao tách vỏ sò ra ta sẽ thấy bên trong gồm hai cái vành bao quanh cồi sò (hay thịt sò) Sò điệp là một hải sản có mùi thơm đặc trưng và dai, Cồi là phần ngon nhất của sò điệp – có vị ngọt, tính mát, không độc, thịt ngọt thường được dùng làm món khai vị. Thường thường người ta cậy vỏ sò ra bỏ vỏ, lọc những phần gan, mang sò ra một bên, chỉ còn lại cục cồi đem ram khô hoặc có khi xào với thơm, dưa chuột, hành tây… nhưng thông thường nhất vẫn là luộc chấm mắm me, muối tiêu hoặc muối ớt. Tuy nhiên, muốn ngon, ngọt và đặc biệt hơn thì nên đem nướng trên bếp than. Bởi khi nướng con sò sẽ không bị ra nước như luộc mà còn giữ lại “cái chất” rất ngọt. Vả lại khi nướng sò điệp sẽ bay lên một mùi thơm khiến người ta tiết dịch vị và không thể có một mùi thơm của món ăn nào sánh nổi.
Gần 30 triệu đồng cho món cua Hoàng đế
Cua Hoàng đế có kích thước rất lớn. Ảnh: Anh Quân |
Đại diện Nhà hàng Biển Nhớ, phố Tràng Thi (Hà Nội) – nơi chuyên cung cấp loại cua này cho hay món ăn này dù đắt đỏ song vẫn được nhiều người tìm mua dịp Tết năm này. Một con cua có trọng lượng từ 2,5kg đến trên 5kg, thậm chí có con nặng tới 7kg, với giá bán mỗi kg tại nhà hàng là 3,8 triệu đồng. Tên gọi Hoàng đế gợi nên sự tò mò. Là loài cua biển, phân bố nhiều ở khu vực Đông Nam Thái Bình Dương, ngoài bộ vỏ dày, cứng có màu vàng rực như hoàng bào, cua Hoàng đế còn độc đáo bởi hình dạng lớn với mình khum tròn, nhìn giống con bọ hay có con hình dáng như loài rùa. Mai cua hình vuông, đầu hơi chúi xuống, dài và có nhiều râu. Khác với cua thường, mỗi con cua Hoàng Đế chỉ có 6 chân và 2 càng. Chỉ có một bộ phận rất nhỏ ngư dân hành nghề đánh bắt loại hải sản đặc biệt này. Do đặc điểm sinh sống ở những vùng biển nước rất lạnh, sâu từ 200 – 400m và chỉ xuất hiện vào những ngày biển động hoặc mùa xuân nên việc săn bắt loài cua này khó khăn và nguy hiểm. Cũng chính vì lý do này mà cua Hoàng đế tại Việt Nam hiện được nhập từ Nga, Mỹ, Nhật và Hàn Quốc, Canada, Na Uy… chứ không phải do đánh bắt trong nước. Do đặc điểm sinh sống lâu năm ở môi trường tự nhiên nên thịt cua chắc và ngọt hơn cua bể Việt Nam. “Mỗi đợt nhập về cũng chỉ được số lượng ít, do còn việc khai thác loại cua này khó khăn”, đại diện nhà hàng có bán cua Hoàng đế cho hay.
Những món ăn chế biến từ cua Hoàng đế có giá trị dinh dưỡng cao. |
Việc nhập cua sống về phải qua một doanh nghiệp trung gian, và quy trình bảo quản, nuôi giữ cua còn tươi cho đến lúc đem chế biến cũng đòi hỏi nhiều đầu tư. Tuy nhiên, cua đông lạnh nhập về thịt sẽ bở, không còn ngon như cua tươi và nấu được ít món hơn. Vì vậy, giá cua tươi có thể đắt hơn gấp rưỡi so với hàng đông lạnh. Theo đánh giá, cua Hoàng đế là loại hải sản có giá trị dinh dưỡng cao. Thịt thơm, ngon và bổ. Thớ thịt cua cũng săn chắc, trắng muốt và độ đạm cao, tăng cường sinh lực cho nam giới, đặc biệt hiệu quả cao hơn khi được chế biến lúc tươi sống đang bơi. Hiện nay tại Hà Nội, cua Hoàng đế đang được lựa chọn và thưởng thức theo nhiều cách khác nhau: cua bỏ lò phô mai, rang me, rang muối, nướng. Do có những giá trị dinh dưỡng cao, cua Hoàng đế khá hút khách và có thể “cháy” hàng, mặc dù giá cả không rẻ. Đặc biệt vào những dịp năm mới được người tiêu dùng tìm mua làm quà biếu, không những thế cua Hoàng đế còn được giới sành ăn kiếm tìm cho bữa tiệc ngày xuân them phần lạ vị. Khẳng định đẳng cấp về chất lượng mà lâu nay được xem là “vua hải sản”, cua Hoàng đế là một món ngon bổ dưỡng cho ngày Tết cổ truyền thêm hương.
Công dụng tuyệt vời của sen
Công dụng
Bông sen, lá, củ, hạt sen… đều dễ dàng chế biến thành những món ăn không chỉ ngon miệng mà còn là vị thuốc.
– Lá sen phơi khô, thái nhuyễn dùng nấu cháo với đường cát, có tác dụng thanh nhiệt, trị cảm sốt, say nắng, giúp hạ huyết áp, giảm cholesterol máu. Dịch tiết từ lá sen có thể điều trị hội chứng rối loạn lipid máu, giúp máu lưu thông, tăng cường sức khỏe.
– Củ sen chứa nhiều protein và vitamin C, giúp tuần hoàn máu, giảm nhiệt, tăng cường chức năng tim mạch và dạ dày, làm giảm các vết thâm tím do tụ máu dưới da.
– Hạt sen có tác dụng kích thích ăn ngon, hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng, dưỡng thần, tăng khí huyết, giúp ngủ ngon, phục hồi sức khỏe.
– Tim sen có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh tâm, hạ huyết áp, cầm máu… dùng để chữa các chứng bệnh như đầu choáng mắt hoa, mất ngủ hay hồi hộp đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, tâm phế mãn, thổ huyết, cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim nhờ khả năng làm giãn thành mạch máu, giảm lượng tiêu thụ ô xy của cơ tim và cải thiện lưu lượng tuần hoàn động mạch vành. Ngày dùng 4-10 gr tim sen khô đem hãm nước sôi trị mất ngủ rất tốt.
– Với bệnh lý thiểu dưỡng cơ tim (còn gọi là thiểu năng mạch vành) – thường gặp trong bệnh lý vữa xơ động mạch. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi và những người có rối loạn nhóm mỡ trong máu. Với kinh nghiệm dân gian, việc dùng bông sen và bông trang trắng với đường phèn cho người thiểu dưỡng cơ tim, bằng cách: bông sen, bông trang trắng mỗi thứ 10 gr hái về rửa thật nhẹ tay, cùng 2 gr đường phèn với một ít nước sạch cho vào tô để trong nồi cơm vừa cạn nước. Lấy ra dùng sau bữa cơm trưa và tối.